Tiết học của thầy chủ nhiệm lớp tất nhiên được diễn ra trong không khí vui vẻ và hào hứng. Nhưng tụi nhóc vẫn không quên câu hỏi cũ của mình và tiếp tục làm khó người thầy giáo trẻ tuổi của chúng.
Re……………….e………….eng……..
Giờ ra chơi đến, nhưng không một đứa nào muốn được ra chơi cả. Chúng chỉ muốn được ở lại để nghe thầy kể tiếp về nhân vật Xuân tóc đỏ, về cuộc đời của Vũ Trọng Phụng. Nhưng thầy vẫn phải cắt ngang cơn hứng thú của bọn nhóc vì thầy còn bận hẹn với một người, mà ai cũng biết là ai đó, nơi căn tin trường.
– Chào thầy. Xin lỗi thầy tôi đến trễ.
– Không sao đâu. Anh mỉm cười nhìn lên.
Hai người im lặng một lúc sau thì thầy Hoàng lên tiếng phá tan bầu không khí yên tĩnh.
– À mà quê thầy ở đâu?
– Tôi người gốc Hà Nội nhưng vô đây khá lâu rồi. Còn thầy thì sao? Anh nhìn vị thầy giáo trẻ và nở một nụ cười thật thân mật, một nụ cười vốn dĩ rất hiếm thấy trên gương mặt lạnh lùng của anh.
“Hèn chi giọng thầy ấy nghe ấm thế.” Vị thầy giáo trẻ nghĩ thầm.
– À, quê tôi ở Sài Gòn. Và thầy ấy nở một nụ cười để lộ chiếc răng khểnh xinh xắn ra.
– Uhm, mà sao nghe giọng thầy hơi là lạ.
– Phải, vì tôi vốn là người Hoa mà.
– Nhưng giọng thầy nghe lạ lắm. Nó hay hay và có không có nét gì là người Hoa cả.
– Uhm, tại tôi sống gần gũi với bên ngoại nhiều hơn. Anh thoáng buồn khi nói ra câu nói ấy, nhưng đó là sự thật mà. Anh gần gũi với bên ngoại hơn vì bên nội có ai chịu thừa nhận anh đâu, nhận về một đứa con rơi chỉ tổ thêm một tên vào tờ di chúc chứ có lợi lộc gì.
Một thoáng im lặng……….
– Thầy Hoàng!
– Hả?
– Hình như thầy không được vui lắm khi tôi hỏi câu hỏi ấy.
– Không sao đâu. Chẳng có gì cả. Tôi chỉ nhớ lại một số chuyện cũ thôi mà. Anh mỉm cười.
– Thầy đừng trách tôi nhé.
– Không có gì thật mà thầy.
– Mà thầy mới tốt nghiệp đúng không? Vậy thầy trẻ hơn tôi rồi. Thôi thì mình gọi nhau bằng anh em đi chứ gọi là thầy hoài nghe có vẻ xa cách quá đấy.
– Vâng, anh Ngọc.
– Uhm, anh có dạy toán bên lớp em. Tụi nhóc khá nghịch nhưng không đến nỗi nghịch lắm đâu. Có vẻ công tác chủ nhiệm của em sẽ không cực lắm đâu.
Thầy Hoàng cười lớn khi nghe câu nói ấy của anh bạn đồng nghiệp.
– Hahahahahhah, nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò mà anh. Kêu tụi nó không nghịch sao được. Mới vô em đã bị hỏi là có người yêu chưa rồi. Tụi nó còn lo đi điều tra lí lịch em nữa. Đúng là nghịch ngợm thật. Nhưng em thích học trò phải sinh động như vậy, nếu tụi nó cứ ngồi gật gật khi nghe em giảng bài chắc em điên lên mất.
– Hahahahahhah, không ngờ chúng dám quậy em như vậy. Sao thầy chủ nhiệm không dùng kỉ luật sắt với tụi nó?
– Không em không thích. Em ghét bị ép buộc vào khuôn khổ lắm nên em không muốn học trò em cũng phải khổ như vậy.
– Vậy chắc thầy chủ nhiệm này dạy học trò cách phá phách nghịch ngợm rồi. Chút nữa anh lên dạy lớp em chắc phải mệt lắm đây. Anh mỉm cười tinh nghịch.
– Đừng đàng áp tụi nhỏ quá nha thầy. Không tôi kiện à.
– Chà, ghê dữ ta. Thầy giáo bênh trò quá chừng. Uhm, anh biết rồi. Sẽ cưng học trò lớp em như học trò lớp anh chủ nhiệm vậy. Được chứ?
– Vâng. Cám ơn thầy trước nha thầy Ngọc. Nhờ thầy chăm dùm tụi nhỏ.
Hai người bận nói chuyện với nhau đến nỗi không nghe tiếng chuông báo hiệu hết giờ ra chơi. May mắn là thầy Hoàng thắc mắc giờ ra chơi trường này sao kéo dài thế và hai thầy mới biết là mình đã lố giờ lên lớp. Và cả hai không ai bảo ai chạy nhanh lên lớp cho kịp tiết dạy của mình.
Và chuyện gì đang diễn ra trong lớp 12A11 ?
– Sao ông thầy vô trễ vậy? Phong hay là báo phòng giám thị lớp mình vắng tiết đi.
Chàng lớp trưởng lên tiếng.
– Bệnh hả? Ổng mới vô nãy nè. Giờ làm sao mà nghỉ được?
– Thì biết đâu chừng ổng bị tụi mình trù quá nên té cầu thang rồi. Một con chim nhỏ cất tiếng hót.
– Chắc không đâu. Có tiếng trả lời từ dãy bên cạnh.
– Giờ tao mới biết tụi bây độc ác như vậy. Ghê thật. Không biết tụi bây có trù tao gì không nữa. Bạn lớp phó kỉ luật dễ thương nãy giờ vốn ngồi im lặng nay lên tiếng.
– Có thì có nhưng không đến nỗi té lầu. Bất quá chỉ là sét đánh chết thôi à.
– Huhuhuhu Phong, nó ăn hiếp tao kìa.
– Thôi con lạy mấy ba mấy má, mấy người im cho con nhờ. Lớp kế bên nó đang học. Muốn bị trừ điểm kỉ luật hả?
– E hèm….. Một giọng tằng hắng rất quen thuộc vang lên.
– Học sinh nghiêm. Lớp trưởng hô lớn.
– Tôi thật không muốn trừ điểm kỉ luật lớp này chút nào hết. Nhưng các em ồn vậy làm sao người khác học được? Lớp trưởng đâu, đưa tôi sổ đầu bài.
– Ác dễ sợ trời ạ.
– Uhm, mới đầu năm vô mà ổng đã tra tấn dã man như vậy rồi thì nguyên năm sẽ còn như thế nào nữa.
Lớp trưởng lên lấy sổ đầu bài cho thầy ghi và không quên quắc mắt nhìn xuống khu vực xóm nhà lá như muốn ăn tươi nuốt sống tụi nó.
“Thật tội nghiệp cho thân tui, sắp tới giải thích với thầy sao đây hả trời?” Chàng lớp trưởng đang vừa đi vừa đau xót cho số kiếp của mình.
Cầm sổ đầu bài lên xem xét một hồi rồi vị thầy giáo khó tính ấy thốt lên một câu nói làm chàng lớp trưởng của chúng ta mừng như bắt được vàng.
– Nhưng thôi, hôm nay tôi tha cho các em một lần đấy. Nhưng không có lần sau đâu. Nghe tôi dặn nè lớp trưởng. Khi tôi chưa vô lớp hãy giữ trật tự lớp thật ổn định. Em biết rồi đó nếu còn có lần sau nữa tôi cho điểm kỉ luật của lớp này âm luôn.
– Dạ. Lớp trưởng vui mừng ra mặt.
– Tội nghiệp lớp trưởng quá.
– Uhm, nhìn mặt nó ngố thấy thương luôn.
– Kiểu này hoài chắc lớp trưởng stress mất.
– Mấy bà im dùm đi. Tui thấy Phong đúng là stress vì mấy bà thiệt đó. Không chừng nó còn đang có ý định nhảy lầu tự vẫn nữa, hehehheheh lúc đó ta sẽ lên chức lớp trưởng thế nó vậy. Lớp phó học tập lên tiếng.
Vừa đúng lúc chàng lớp trưởng xấu số ấy vừa về đến chỗ ngồi và nghe hết mẩu đối thoại nho nhỏ thật dễ thương về mình. Chàng ta chỉ còn biết lắc đầu thở dài.
“Sao chiếu mạng của tôi là sao con rệp hả trời?” Thật tội nghiệp thằng bé quá đi mất.
Và tiết học môn toán thì vẫn diễn ra như vậy, im lặng một cách đáng sợ và vô cùng vô cùng buồn ngủ.
Tụi nhóc thì vẫn cứ than trời rằng:” Sao kiểm tra hoài vậy? Sao không mau hết năm để đến nghỉ hè đi trời ạ! Hay nghỉ tết cũng được đi. Sao cứ phải học hoài vậy?………” Học trò thì muôn đời nay vẫn giữ nguyên những câu hỏi dễ thương ấy trong đầu. Có lẽ tuổi trẻ là vậy. Chúng không bao giờ biết quý trọng quãng thời gian mà chúng đang có, đang tận hưởng. Để rồi đến một lúc nào đó khi nhìn về quá khứ, về những chuyện đã qua, chúng lại khóc lóc và tiếc nuối. Tuổi trẻ đúng thật là tuổi trẻ.
Thấm thoát cũng đến kì thi học kì I. Nhà trường cho thi trước Giáng Sinh vì các thầy cô khá tâm lí rằng nếu bắt tụi nhỏ thi sau ngày Giáng Sinh không biết chừng trong đầu tụi nó không còn gì cả ngoại trừ tiếng nhạc Giáng Sinh và bánh kẹo.
Ngày cuối cùng kết thúc kì thi học kì I là ngày 22/12 nhằm ngày thứ 7. Nhưng nhà trường vẫn bắt đi học vào ngày thứ 2 tuần sau để thầy cô chủ nhiệm dặn dò những lỗi lầm học sinh hay mắc phải trong kì thi để tụi nhỏ rút kinh nghiệm cho những kì thi quan trọng sắp tới. Đó là chỉ thị của hiệu trưởng. Nhưng nhìn chung hôm ấy cũng chẳng có ma nào học hành gì cả và thầy cô cũng chẳng ai buồn nói gì. Vì biết là tụi nó có thèm nghe mình đâu mà nói làm gì cho mệt.
Tụi nhỏ tổ chức ăn liên hoan tưng bừng. Nào bánh, nào kẹo, nào nước ngọt và cả bài nữa. Tất nhiên bài ở đây là gì thì ai cũng hiểu cả rồi đó. Và tất nhiên là yếu tố này phải được thực hiện trong lén lút và bí mật, giám thị mà bắt được thì toi cả lũ. Nhưng lạ cái là cái gì càng cấm thì tụi nhỏ càng hứng thú muốn chơi. Học trò là vậy mà, quậy cho đã để rồi khi bị bắt thì nước mắt ngắn dài đi năn nỉ thầy chủ nhiệm dễ thương, dễ mến và dễ bị dụ của mình. Kết quả cuối cùng thì người đi lo năn nỉ giám thị dùm tụi nó hay sửa chữa điểm hạnh kiểm dùm tụi nó lại là ông thầy chủ nhiệm tội nghiệp ấy.
– Đề nghị lớp im lặng. Lớp trưởng lên tiếng.
– Ê Phong, hôm nay đâu phải học toán đâu mà im lặng làm gì? Cô bé bàn cuối lên tiếng.
– Tụi bây có yên đi không để nghe thầy phát biểu nè.
Lớp đang lao xao nhưng khi nghe đến đấy bèn trở nên yên hết lại.
– Uhm, cám ơn Phong nhiều. Hôm nay thầy rất vui vì lớp ta tổ chức một buổi liên hoan khá là hoành tráng nhỉ. À, còn vấn đề thi cử thì để sau hãy tính nhé. Hôm nay là Giáng Sinh, thầy không muốn làm tất cả mất vui đâu. Nhìn chung thì chúng ta thi xong cả rồi. Kết quả thì chắc chờ vài tuần nữa mới có. Các em đều đã học tập một cách rất chăm chỉ và cực khổ vì vậy hãy vui chơi cho hết căng thẳng đi. Cuối cùng thầy chúc tất cả các em một Giáng Sinh vui vẻ bên gia đình, bạn bè và nhất là người yêu. Được chứ?
– Dạ……….Tiếng “Dạ” ấy âm vang đến 2 lớp bên cạnh, khiến tụi nhỏ bên ấy phải giật mình.
– Vậy chúng ta khai tiệc đi.
– Thầy, thầy ăn với tụi em đi thầy.
– Phải đó thầy. Thầy định đi đâu vậy thầy? Thầy bỏ tụi em hả thầy? Lớp phó học tập được dịp nhõng nhẽo với thầy.
– Thôi tụi em ăn đi. Tôi ra đứng ngoài hành lang thôi mà.
– Không thầy ăn với tụi em à. Không cho thầy đi đâu hết.
– Phong khóa cửa nhốt thầy lại.
– Thầy ơi, em xin lỗi thầy nhưng em buộc phải khóa cửa nhốt thầy theo ý kiến tập thể.
– Bó tay với mấy em rồi. Thôi tôi ở lại nè. Đừng khóa cửa lại, không giám thị đi ngang tưởng lớp mình làm gì mờ ám là sẽ bị trừ điểm đó. Thầy vừa nói vừa nở một nụ cười xinh xắn làm tụi nhỏ suýt chết vì đứng tim.
– Thầy ơi em xin có ý kiến.
– Gì vậy? Nói đi em?
– Thầy hát đi thầy.
– Uhm đúng rồi đó, Giáng Sinh mà thầy. Hát đi thầy. Cả lớp cùng nhao nhao và vỗ tay cho ý kiến đề xuất cực kì thông minh ấy.
– Thầy không biết hát.
– Thầy nói xạo. Tụi em điều tra hết rồi. Thầy hát hay lắm, thầy còn nằm trong những nhóm những người hát thánh ca cho nhà thờ nữa.
– Phải đó thầy, đừng giấu nghề mà thầy. Cả lớp tiếp tục nhao nhao lên đòi nhất định thầy phải hát.
– Thôi được thôi được. Nhưng thầy hát không hay đâu. Có dở cũng đừng xỉu nhé.
– Dạ không có đâu thầy. Thầy hát đi thầy.
– Ê tụi bây không im hết sao thầy hát? Lớp trưởng lên tiếng ổn định cái lớp mà hiện giờ nó đang làm ầm lên hệt như ong vỡ tổ.
Tụi nhỏ ngoan ngoãn ngồi im lặng, nhưng 2 lớp bên cạnh thì vẫn còn ồn. Thế là.
– Phong, mày qua 2 lớp kế bên bảo tụi nó im hết coi.
– Phải đó Phong, nhất là 12A12 đó. Qua trừ điểm tụi nó hết đi.
– Tụi bây muốn chết hả? Biết ai chủ nhiệm bên ấy không?
– Thôi thôi mấy em, mấy bạn ồn chút thì có sao đâu. Hôm nay lớp nào cũng liên hoan mà.
– Nhưng tụi em sẽ không nghe được tiếng thầy. Phong lấy micro đi, loa nhỏ nữa. Mượn ở phòng giám thị đó. Rồi đem lên cho thầy hát. Lớp phó kỉ luật lên tiếng.
– Thôi khỏi đi, mấy em đâu cần…….. Thầy chưa nói hết câu thì cậu nhóc lớp trưởng đã chạy biến đi đằng nào rồi. Thầy đành thở dài vì tụi nhóc này. “Đúng là làm nghề giáo khó thật.” thầy nghĩ thầm và tự cười một mình.
Sau một hồi năn nỉ ỉ ôi và kết quả là chàng lớp trưởng của chúng ta đã thu về được chiến lợi phẩm. Một cái micro và 2 loa nhỏ.
– Thầy …….. mệt quá ………em phải chạy xuống tuốt dưới lầu. Rồi hát đi thầy. Chàng lớp trưởng vừa thở vừa nói.
– Hả?
– Thầy, Phong đã cực khổ mang loa lên mà thầy không hát thầy sẽ làm bạn ấy buồn đó thầy.
– Thầy còn làm tụi em buồn nữa đó. Lớp bắt đầu lao xao.
– Thầy hát đi mà. Hát đi mà thầy. Lại còn giở chiêu năn nỉ ra nữa chứ.
– Uhm, tôi sợ mấy em rồi. Tôi hát, nhưng chỉ một bài thôi đó.
– Dạ……….. Cả lớp đồng thanh reo lên cùng với tràng vỗ tay vang như sấm dội.
“Vậy mà tụi nó đòi trừ điểm kỉ luật của lớp người ta hả trời?” thầy mỉm cười nhìn đám nhóc của mình.
– Uhm, hôm nay là giáng sinh. Vậy tôi sẽ hát bài “Đêm thánh vô cùng” vậy.
Cả lớp lại một lần vỗ tay dữ dội. Lớp trưởng vội đứng lên ra lệnh tụi nhỏ im cho thầy hát. Thế là thầy bắt đầu cất giọng hát của mình lên.
“Ðêm Thánh vô cùng, giây phút tưng bừng
Ðất với trời se chữ Ðồng
Ðêm nay Chúa con thần thánh tôn thờ
Canh khuya giáng sinh trong chốn hang lừa
Ơn châu báu không bờ bến
Biết tìm kiếm của chi đền
Ôi Chúa thiên đàng, cam nếm cơ hàn
Nhấp chén phiền vương phong trần
Than ôi Chúa thương người đến quên mình
Bơ vơ chốn quên nhà lúc sinh thành
Ai đang sống trong lạc thú
Nhớ rằng Chúa đang đền bù”
– Thầy hát hay quá. Nhưng sao giọng thầy buồn thế? Một bé cất tiếng hót.
– Im cho tao nghe coi.
– Thích giọng thầy nhất. Hay quá à. Một bé nữa lại lên tiếng. Và được sự trả lời từ bạn bên cạnh.
– Mà buồn thiệt nhỉ. Nghe mà tao cứ muốn khóc sao đấy.
– Thôi đi, tụi bây im hết, để tao nghe.
“Tinh tú trên trời, sông núi trên đời
Với thánh thần mau kết lời
Cao sao hóa công đã khéo an bài
Sai con hiến thân để cứu nhân loại
Hang chiên máng rêu tạm trú
Bốn bề tuyết sương mịt mù.”
Thầy hát xong một lúc lâu tụi nhỏ mới phát hiện ra, thế là tiếng vỗ tay vang lên không ngớt.
– Hát một bài nữa đi thầy.
– Một bài nữa thầy ơi.
– Không đâu, một và chỉ một bài thôi. Không được đòi hỏi đâu. Cấm năn nỉ. Có năn nỉ thầy cũng không siêu lòng đâu. Và thầy giáo trẻ của chúng ta mỉm cười tinh nghịch.
– Thầy………..
– Đi mà thầy…………..
Hết chịu nổi với đám nhóc con ấy. Anh hết cách bèn chạy ra ban công đứng nhìn xuống dưới sân trường. Và anh cảm nhận một bóng người cao lớn đang tiến về phía anh. Anh quay người lại, thì ra đó là thầy Ngọc.” Chắc thầy ấy cũng chịu không nổi tụi nhóc nghịch ngợm nên chạy ra đây trốn”.
– Chào thầy, chạy trốn tụi nhỏ hả thầy? Anh nở một nụ cười xinh để lộ chiếc răng khểnh dễ ghét ấy.
– Không, ra gặp em định xin chữ kí.
– Hả?
– Mới nãy em mới hát xong đúng không? Tiếng em vọng qua lớp anh mà. Tụi nhỏ bên lớp anh vỗ tay rần rần theo đám nhóc bên đây và đòi bắt cóc cho bằng được thầy Hoàng về với lớp mình.
– Anh đừng đùa mà. Và thầy Hoàng của chúng ta đỏ mặt lên khi nghe lời khen dễ ghét ấy.
– Nói thật mà thầy không tin. Mà tối nay thầy sẽ đi lễ đúng không?
– Uhm, mà anh cũng có đạo à? Em hay đi lễ nhà thờ Chợ Quán. Còn anh?
– À anh không có đạo, nhưng vì muốn nghe thầy Hoàng hát nữa nên anh ra đây điều tra xem thầy đi lễ nhà thờ nào và đi cùng.
– Anh đừng đùa mà.
– Hay thật mà. Vậy chiều tối nay em đi lễ lúc mấy giờ?
– Cỡ 6h tối. Nhưng……..
– Hay lắm vậy lúc đó anh sẽ chở em đi.
– Không cần đâu anh. Tại nhà em gần chỗ ấy. Em tự đi bộ được rồi, vả lại em thích đi bộ đến nhà thờ hơn.
– Uhm, vậy anh sẽ đi bộ chung với em. Dù gì anh cũng chưa biết nhà thờ ấy ở đâu mà. Vậy nhà em sẽ phải tìm bằng cách nào?
– Nhà em ở chỗ………………………..
– À anh biết rồi, vậy hẹn 5h chiều nay nhé.
– Vâng, nhưng……….
Thầy Hoàng chưa kịp nói hết câu thì thầy Ngọc đã đi vào lớp của mình mấy tiêu rồi. Thế là thầy đành phải trở thành người hướng dẫn bất đắc dĩ cho anh bạn đồng nghiệp của mình trong mùa lễ này.
Thật ra không nói thì không ai biết nhưng thầy Hoàng của chúng ta có một sở thích là tự đi lễ một mình. Vì anh không muốn ai phá vỡ cái không khí lành lạnh, cô đơn của anh cả. Anh cảm thấy thật vui khi một mình bước trên khuôn viên cũ của nhà thờ. Một mình cảm nhận hết cái cô đơn lạnh lẽo của mùa Noel, anh biết rằng chỉ cần một làn gió ấm áp thổi vào tim anh trong mùa đông thì rất có thể nó sẽ làm cho mùa đông năm sau thêm lạnh lẽo, thêm cô đơn mà thôi.
Có lẽ anh trở nên như vậy là do tuổi thơ của anh chăng? Anh vốn chỉ là đứa con rơi của ba anh, một người đàn ông thành đạt và bay bướm. Nhưng khổ một nỗi là mẹ anh lại yêu ba anh một cách dại khờ và kết quả là giọt máu của ông ấy được tượng hình trong bụng bà. Vợ chính của ba anh rất ghen tuông, bà ta không tiếc lời chửi rủa 2 mẹ con anh một cách khắc nghiệt nhất. Bà ta không cho mẹ anh ngày nào được yên thân. Bà ta làm cho mẹ anh phải chuyển nơi ở của mình khoảng hơn chục lần. Và cuối cùng để cho anh được yên tâm học hành, mẹ anh đành phải nhờ gia đình bên ngoại, các cô dì chú bác nuôi anh ăn học. Anh lớn lên trong sự bảo bọc che chở của gia đình bên ngoại. Họ không khinh rẻ anh, nhưng họ cũng không yêu thương anh như những đứa cháu khác trong dòng họ. Anh hiểu điều đó chứ nhưng anh không buồn. Anh biết rằng vẫn còn có người chăm sóc cho mình thì mình đã hạnh phúc hơn vạn người khác rồi. Anh vẫn thầm tạ ơn thượng đế vì người đã ban cho anh một hình hài của một con người lành lặn, người đã cho anh một trí tuệ minh mẫn và một quả tim biết thương yêu. Nhưng dù anh có thương yêu người khác như thế nào đi chăng nữa anh vẫn không dám đặt tình yêu của mình vào một người mà mọi người gọi đó là người yêu, người bạn đời, người sẽ hết lòng yêu thương và gắng bó với mình đến hết chặn đường dài của cuộc sống. Anh sợ sẽ bước lên vết xe đổ của mẹ anh, và rồi anh sẽ phải đau khổ thêm một lần nữa. Có lẽ anh không tin cái mà người ta gọi là tình yêu bất diệt hay tình yêu vĩnh cửu.
Hồi xa xôi lắm của tuổi thơ anh rất sợ cái cảm giác cô đơn lạnh lẽo nhưng dần anh đã quen, anh quen và chấp nhận nó như một phần của mình. Và thật tâm anh không hề muốn ai đó lại chen vào và làm cuộc sống của anh xáo trộn. Nhưng hôm nay có lẽ người đó đã xuất hiện.
Thật đúng là đêm Giáng Sinh Sài Gòn. Đi đâu cũng nghe được tiếng nhạc Giáng Sinh và gặp ông già Noel. Tuy ông già Noel này không còn cưỡi tuần lộc mà là cưỡi xe máy nhưng nhìn vẫn rất vui mắt. Mọi người ai ai cũng đổ xô nhau ra đường đón lễ Giáng Sinh.
Anh đã chuẩn bị từ rất sớm và đang ngồi chờ người đó đến.
Dinh…………doong……………..
Anh chạy vội ra mở cửa.
– Chào anh.
– Chào em. Thầy Ngọc thoáng bất ngờ vì hôm nay vị thầy giáo trẻ tuổi kia mặc một chiếc áo sơ mi trắng và quần jean xanh. Nhìn thầy ấy rất đẹp và phải nói làm sao đây nhỉ? “Nhìn cứ như một thiên sứ ấy. Chỉ còn thiếu một đôi cánh trắng trên lưng nữa thôi là đủ.”
– Vậy mình đi ha anh. Chờ em khóa cửa đã. Quay vào trong và đang tìm ổ khóa.
– Em sống một mình à?
– Uhm, em mướn nhà sống một mình. Còn mẹ em thì sống bên nhà ngoại.
– Thế còn ba em?
– Ba em????? Em………………. Trễ rồi đó anh, thôi anh đẩy xe vô rồi mình đi. Anh cố né tránh câu trả lời với người bạn đồng nghiệp.
– Uhm. Chờ anh chút, anh đẩy xe vô liền. ” Chắc em ấy có chuyện gì khó nói về gia đình. Có lẽ mình không nên hỏi câu ấy thì đúng hơn. Thật tình, mình lại làm cho đôi mắt đẹp ấy buồn nữa rồi.”
– Anh xin lỗi nha Hoàng.
– Xin lỗi chuyện gì anh?
– Anh xin lỗi vì anh đã làm em buồn.
– Có buồn gì đâu. Vị thầy giáo trẻ tuổi ấy mỉm cười, nhưng đó lại là một nụ cười buồn.
– Đừng gạt anh, anh nhìn em anh đoán được mà. Anh quen em từ hồi đầu năm đến giờ không lẽ anh không biết được lúc nào em vui, lúc nào em buồn sao? Đừng tự đè nén cảm xúc của mình. Nếu em có chuyện gì buồn hay muốn tìm người tâm sự thì hãy nói với anh. Vì anh là người bạn tốt của em và luôn sẵn sàng lắng nghe em mà.
– Anh………Cảm ơn anh nhiều lắm.
– Em ngốc quá. Nhìn em cứ như sắp khóc vậy. Thôi mình đi, trễ giờ của em đấy.
– Vâng.
Lần đầu tiên trong từng ấy năm anh hiểu được cái cảm giác được người khác lo lắng, được người khác quan tâm đến những lúc mình buồn vui. Cảm giác ấy thật ấm quá. Thật sự phải chăng đây là cơn gió xuân ấm áp đang cố thổi tan cái lạnh của mùa đông nơi trái tim anh?