Mà vốn dĩ với tính của Minh Ngọc thì khi nào còn công việc cậu vẫn còn làm. Minh Ngọc hằng ngày đều hăng say với lượng công việc mà cậu được giao phó. Có thể nói là hăng say đến mức cậu quên rằng mình đang trú chân tại nhà của một vị vương gia.
– Thiên Nguyệt công tử vất vả nhiều.
– Vương gia khách sáo.
Minh Ngọc đưa tay lau mồ hôi trên trán. Lúc này bím tóc dài của cậu được để dồn về phía trước ngực để giảm bớt cái nóng như thêu đốt từ những lò lửa phía sau lưng.
Nhìn bím tóc dài mượt mà của vị công tử trẻ tuổi, vương gia khẽ mỉm cười mà nói.
– Công tử đang để tóc theo kiểu của một cô nương Khiết Đan đã thành thân rồi.
– ………….
Gương mặt Minh Ngọc thoáng ửng hồng, không hiểu là do khí nóng hay là do câu nói của vị vương gia kia, và cậu ngước nhìn lên.
– Hahahaha phong tục của người Khiết Đan khác với người Hán, nữ nhân khi đã xuất giá đều phải thắt bím. Còn khi còn tân mới có quyền búi đầu lên.
– Nhưng tại hạ thấy vương gia cũng để bím vậy.
– Nam nhân để kiểu khác
– …………….
Minh Ngọc không nói không rằng liền đưa tay tháo sợi dây buộc phía dưới ra. Mái tóc được dịp xổ tung ra ngoài. Cảnh tượng lúc này khiến người khác không khỏi nao lòng.
– Ta…… Xin Lâm công tử đừng trách ta, vì ta thuận miệng nói đùa mà thôi.
Minh Ngọc mỉm cười lắc đầu.
– Tại hạ nào dám. Chỉ là…….. Tại hạ từ nhỏ đã bị nhìn lầm là một cô nương, vì thế nên tại hạ không muốn….. để tóc giống phụ nữ……….
Minh Ngọc đỏ mặt đáp lời. Lúc này Thạc Đức vương gia cười lớn mà rằng.
– Không, vì công tử là người Hán thì làm sao mà so với tục lệ của người Khiết Đan được. Mà vả lại……….. Để tóc như vậy, khi làm việc có phần bất tiện.
– Vâng. Đúng là nóng thật.
Minh Ngọc miệng tiếp chuyện nhưng tay thì phải nhanh chóng bắt những siêu thuốc xuống, rồi cứ thể tiếp tục bê những siêu thuốc khác đặt lên lò.
– Công tử cho phép ta được giúp công tử một tay chứ?
– Sao?
– Xin mạo muội…..
Thạc Đức vương gia đi vòng ra phía sau Minh Ngọc và nhẹ nhàng cầm mớ tóc dài của cậu lên.
“Mùi thơm của thảo dược, khi chạm vào lại có cảm giác mềm mại như mây. Rõ thật cái cảm giác này khác hoàn toàn so với khi chạm tay vào mái tóc của một nam nhân bình thường. Mà ngay cả tóc của nữ nhân Khiết Đan cũng chưa chắc đẹp như thế nữa.”
Minh Ngọc khi đã hiểu ý nghĩa của hành động ấy và cậu để yên cho vị vương gia kia giúp mình cột gọn lại mớ tóc tai bù xù.
– Thật không biết phải làm gì với mái tóc này nữa……..
– Tha lỗi cho tại hạ không hiểu ý.
– Vì ta sợ nếu lỡ mạnh tay quá sẽ làm đứt những sợi tơ mịn màng này.
– Xin vương gia đừng dùng những lời lẽ dành cho nữ nhân mà nói với kẻ học trò. Tại hạ xin phép.
Nói rồi Minh Ngọc cầm chiếc mâm lớn, trên đó đựng bảy tám chén thuốc đã nấu sẵn ra ngoài để phân phát cho những người dân di tản không may bị nhiễm phong hàn. Mái tóc cứ thế trôi tuột khỏi tay của vị vương gia ấy mà theo chủ nhân của nó rời khỏi căn bếp rộng lớn, bỏ mặc có kẻ đang đứng ngây người bên trong này.
“Bạch mai tinh……. Không lẽ truyền thuyết là có thật sao???”
Ánh mắt si dại nhìn theo bước chân khẳng khái của vị công tử nho nhã ấy. Để rồi vị vương gia quyền quý kia nảy ra một quyết định lớn lao trong đời.
– Xin cẩn thận vì thuốc vẫn còn nóng.
Minh Ngọc mỉm cười hiền từ trao chén thuốc cho một góa phụ. Rồi cậu đỡ lấy chén thuốc đã uống xong của mỗi ông lão già nua. Cậu nhanh chóng đưa chén thuốc ấy cho người hạ nhân đang đứng gần đó, tuy làm việc luôn tay nhưng trên môi Minh Ngọc vẫn không quên nở một nụ cười khiến cho mọi người từ kẻ hầu người hạ trong vương phủ đều cảm thấy thân thiện. Đám hạ nhân cứ phải xoay tua liên tục trong việc mang chén dơ vào, rửa sạch, sau đó đổi chén thuốc và mang ra ngoài.
Nhưng ngay khi cậu vừa định quay lại vào trong thì Thạc Đức vương đã đứng áng lấy cậu. Ánh mắt ngài như van nài một điều gì đó. Ngài dịu dàng nói.
– Thiên Nguyệt công tử, tối nay là tiết nguyên tiêu, công tử có muốn cùng ta đi thưởng đèn và tìm hiểu về tập tục mừng Nguyên Tiêu của người Khiết Đan không?
– Tết nguyên tiêu của người Khiết Đan à?
Minh Ngọc nhíu nhẹ đôi mày suy nghĩ. Đúng là từ đó đến giờ cậu chưa từng thấy qua cách tổ chức lễ hội của người Khiết Đan, thật chẳng rõ họ có ăn mừng nguyên tiêu lớn như người Hán hay không nữa?
– Nguyên tiêu của người Khiết Đan có treo nhiều đèn lồng không?
– À, có chứ.
Minh Ngọc hồi tưởng lại năm mười hai tuổi cậu đã từng được cha làm cho chiếc đèn lồng thật to thật đẹp, nhưng rồi do chiếc đèn lồng của tỷ tỷ bị rách, không nỡ nhìn tỷ tỷ khóc nên cậu đã đưa chiếc đèn của mình cho tỷ cầm………..
Từ nhỏ đến lớn hai tỷ đệ cậu thương nhau lắm…….. và cho đến tận bây giờ khi Châu tỷ đã nhập cung thì tình cảm tỷ ấy dành cho cậu vẫn vậy.
Cậu khẽ thở dài khi nghĩ đến hoàng thượng. Tuy rằng ngài không phải là một món đồ để cậu có thể nhường lại cho tỷ tỷ. Nhưng cậu biết, tình cảm của ngài dành cho cậu chính đều xuất phát từ tỷ tỷ của mình, vì cậu là em của người mà ngài yêu quý nên có lẽ cậu được hân hạnh thừa hưởng một chút hồng ân của ngài.
Nhưng nếu là đèn lồng thì còn có thể chơi chung, còn tình cảm vợ chồng thì há làm sao có thể chia sẻ được.
Cậu không muốn nhìn thấy tỷ tỷ của mình phải sầu khổ, cậu càng không muốn nhìn thấy những giọt lệ nơi gương mặt xinh đẹp ấy của tỷ. Vậy nên, cậu quyết định sẽ cố dằn lòng quên đi thứ tình cảm trái đạo lý này, vì vốn dĩ ngay từ đầu nó đã không thể đi đến kết quả.
– Vâng. Nếu vương gia có nhã ý đó, Thiên Nguyệt cung kính chi bằng phụng mạng.
– Tất nhiên là có, rất mong muốn nữa là đằng khác.
Thạc Đức vương gia tỏ ý vui mừng như bắt được vàng.
– Sao?
Cảm thấy dường như cảm xúc vui mừng của mình đã không kiềm chế được. Thạc Đức vương khẽ tằng hắng, rồi người mỉm cười nói.
– Không có gì cả. Tối nay gặp.
– Vâng. Tối nay gặp.
Nói rồi vương gia bỏ đi. Minh Ngọc lại tiếp tục quay lại với công việc chính của mình.
Tối hôm đó. Thạc Đức vương khoác áo thường dân cùng Minh Ngọc dạo bước. Dường như tất cả những nơi cả hai đến đều bừng sáng bởi ánh đèn hoa thật đẹp. Nhưng người buồn cảnh nào có vui bao giờ, Minh Ngọc khẽ thở dài khi bước cùng với Thạc Đức vương. Đến một lúc lâu, ngài cảm nhận rằng vị công tử ấy hoàn toàn không để tâm đến lời ngài nói, cậu ta dường như đang đắm chìm tư tưởng về một nơi khác.
– Mại vô mại vô, giải đúng có thưởng đây.
– Khách quan, khách quan giải đố thử đi, năm hào thôi, nếu trúng thì sẽ được hai chiếc túi thơm này. Đáng giá quá đi chứ. Câu đố này dễ thôi mà.
Gã rao hàng cố gắng mời chào, nhưng mọi người chỉ đi ngang qua rồi bỏ đi. Vì ai cũng biết đây là dạng câu đố điển tích, nếu không am tường sử sách thì chẳng thể nào giải được.
– Câu đố là gì?
Minh Ngọc hỏi nhẹ.
– Dạ. Đây là bài thơ, mời khách quan xem qua.
“Lực bạt sơn hề, khí cái thế,
Thời bất lợi hề, Chuy bất thệ
Truy bất thệ hề khả nại hà,
Ngu hề, Ngu hề nại nhược hà.”
Người chủ quầy lớn tuổi ngồi bên trong khẽ cười thầm vì biết đây có lẽ lại là một vị khách không đủ tinh thông về sử lược nhưng lại muốn khoe tài. Ông ung dung chờ xem Minh Ngọc trả lời.
– “Hán binh dĩ lược địa,
Tứ diện Sở ca thanh.
Trượng phu ý khí tận,
Tiện thiếp hà liêu sinh.”
Như không thể tin vào tai mình khi nghe được đáp án từ miệng của vị công tử trẻ tuổi, lão chủ vội vàng vấn tiếp.
– Vị công tử này, kiến thức uyên thâm, vậy cho lão phu hỏi, há ngươi có biết về Ngu mỹ nhân thảo?
– Thưa lão tiền bối, đó chính là loại cỏ mọc lên từ nơi mà máu của Ngu Cơ, ái cơ của Hạng Vũ, đổ xuống. Tương truyền rằng loại cỏ này do hương hồn nàng không tan, hóa thành 2 khóm cỏ trên mộ, ngày đêm cứ quấn quít vào nhau. Và điều đặc biệt là khi rót rượu ở gần bên thì tự động cỏ sẽ lả lướt như Ngu Cơ trong bữa tiệc rượu cuối cùng với Hạng Vũ. Về sau khi nhắc đến điển tích này, người ta đặt cho nó cái tên là: “Bá vương biệt cơ.”
– Hiếm có người nào còn nhớ nhiều về điển tích cũ như công tử đây, lão đây thật bái phục.
– Tại hạ không dám. Chỉ là tài thô học thiển nên không dám khoe tài cùng mọi người.
– Công tử đã khách sáo rồi. Đây, hai chiếc túi hương của công tử. Đây không phải là chiếc túi hương bình thường mà trong này lão đã có để hai lá cỏ Ngu mỹ nhân vào. Lão chúc cho công tử cùng người trong mộng của mình sẽ mãi quấn quít không rời như loài thảo mộc kì lạ này.
– Cám ơn lão. Nhưng mệnh trời đã định, e lòng người khó cãi.
Minh Ngọc đón lấy hai chiếc túi rồi nở một nụ cười nhẹ. Thạc Đức vương nãy giờ lắng nghe câu chuyện của hai người không khỏi thán phục sự uyên bác của Minh Ngọc. Nhưng sao trong mắt vị công tử ấy cứ mãi áng một làn sương mờ.
“Phải chăng sâu tận trong lòng ngươi đang có một ý trung nhân, nhưng do mệnh trời ngăn cản nên mới không tiến tới được với nhau. Mà nếu đúng là như vậy, thì đây thật là trời ban cho ta một cơ duyên hảo hợp.”
– Vương gia.
– À.
Vương gia giật mình khi Minh Ngọc gọi mình. Nãy giờ tâm trạng của ngài đang đi dạo ở một nơi xa xăm nào khác nên ngài chẳng hay biết rằng Minh Ngọc đã đến gần ngài và nhẹ đưa một chiếc túi hương cho ngài.
– Thiên Nguyệt không có quà gì quý giá để tỏ lòng biết ơn vương gia đã cho một chỗ ở và đã tiếp đãi như thượng khách nên món quà nhỏ này, xin vương gia nhận lấy…
– Ta….
Vương gia không ngờ người được cậu trao một chiếc túi thơm lại là ngài. Ngài cảm động nhận lấy nó mà nào hay biết rằng cậu chẳng màn đến một chút nào chiếc túi thơm này. Nhắc đến điển tích của nó càng làm cậu nhớ về người ấy mà thôi.
Tối đó, tại vương gia phủ.
– Hắc đại nhân.
Hắc Báo đang luyện kiếm bỗng nghe một tiếng gọi nhẹ nhàng từ phía sau lưng nên hắn liền ngừng lại. Khi biết người gọi mình là Minh Ngọc, hắn vui vẻ hỏi han.
– Xin chào Lâm công tử, đã khuya rồi sao công tử còn chưa nghỉ ngơi?
Minh Ngọc mỉm cười đáp lời.
– Tại hạ có cái này, mong Hắc đại nhân không chê.
Minh Ngọc đưa chiếc túi thơm còn lại cho Hắc Báo mà nói.
– Chút quà mọn, xin Hắc đại nhân nhận cho.
– Ta…. cám ơn công tử nhiều. Từ nhỏ đến giờ, chưa từng có ai tặng quà cho ta cả. Thật sự ta….. cảm động lắm.
– Cái này thật ra là do tại hạ thắng ở một câu đố nhỏ…. Thật không xứng đáng gì…..
– Không. Ta sẽ cẩn trọng cất giữ nó. Mà tối nay trăng đẹp quá, Lâm công tử có nhã hứng muốn nghe ta kể về chuyện thời niên thiếu của ta không?
– Nếu ngài không phiền, Thiên Nguyệt cũng đang không ngủ được.
Nói rồi Hắc Báo và Minh Ngọc cùng ngồi xuống chiếc bàn đá đặt nơi ngự hoa viên, cả hai cùng thưởng trà, vọng nguyệt và hồi tưởng lại quá khứ.
………………..
– Cuộc đời ta đã trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm, lạc cũng có, mà bi sầu cũng không ít, cho đến khi ta được theo hầu Thạc Đức vương….. Âu đó cũng là một cơ may cuối cùng một con người mạc vận như ta.
– Có lẽ mọi thứ trong cuộc đời này đều là một giấc mộng, chúng ta cứ mãi đắm chìm trong mộng tưởng để đến khi nào giật mình tỉnh giấc mới thấy rằng trên bia mộ cỏ đã lên xanh.
– Triết lý này sâu sắc quá. Ta thật không hiểu nổi.
Hắc Báo đại nhân cười trừ khi nghe Minh Ngọc nói. Cậu nhẹ lắc đầu mà đáp rằng.
– Chỉ là tại hạ trong một phút xuất thần nên nói ra những điều xằng bậy, xin Hắc đại nhân đừng bận tâm đến làm gì.
– Ta thấy công tử là một người có học thức thâm sâu, thế mà hà cớ gì không thử đi thi để tìm lấy một công danh cho đời?
– Công danh lợi lộc đối với tại hạ cũng ví tựa bèo trên mặt nước. Có đó rồi lại mất đó, ở đời sống vui vẻ chẳng phải hạnh phúc hơn sao?
– Đúng là những người học thức càng cao nói năng càng khó hiểu.
– Hahaha nào dám nào dám.
Nói rồi Minh Ngọc nhìn sang cây cổ cầm đang để gần ấy. Nhìn ánh mắt Minh Ngọc, Hắc Báo đại nhân tỏ ý hiểu và nói.
– Đây là cây cổ cầm của vương gia. Nhưng đã lâu chẳng ai đụng đến nó, công tử có nhã hứng sao?
– Vì trăng đêm nay đẹp quá nên tại hạ bỗng có ý muốn tấu lên một khúc. Chỉ xin Hắc đại nhân đừng chê trách tài hèn.
– Không không, ta thật hân hạnh được nghe đấy chứ.
Nói rồi Hắc Báo đưa cây cổ cầm đến trước mặt Minh Ngọc. Đây đúng thật là một cây cầm quý, vì dù đã để rất lâu ngoài sương gió nhưng từng phím tơ vẫn mềm mại như thể chúng vừa được thay mới hôm qua.
Minh Ngọc nhẹ lướt tay trên từng phím tơ ấy, để rồi lời ca não nề bỗng chốc lại trở nên vang vọng trong đêm.
Khói sương giờ đây cũng đã tan,
theo gió mây bay về ngàn
Còn lại ta lang thang với giấc mơ xưa
buồn đau muôn đời mang theo
Còn mơ bướm hoa, còn vương mắt buồn
Thu đã qua đông về buồn hắt hiu
Còn đây những dấu chân dịu dàng,
Ta là ai mà cớ sao phải vội vàng?
Duyên hỡi duyên có là mộng xưa…
Sướng vui cùng ai trong nỗi đau,
Trong giấc mơ riêng ta ngậm ngùi
Hồ điệp uyên ương ơi số kiếp ta
Mang sầu như hoa tàn thu sang
……………..
Minh Ngọc nào ngờ rằng lúc này vương gia đang đứng phía sau mình, nhưng ngài ra hiệu cho Hắc Báo đừng làm ồn. Từng tiếng tơ lòng như thổn thức vang lên, để rồi bỗng chốc lại rơi vào khoảng lặng khiến cho cả cung đàn bỗng dưng chùng lại.
– Khúc hát thật hay, thật làm lòng người xao động.
– Vương gia, Thiên Nguyệt tạ lỗi vì đã làm phiền.
Minh Ngọc vội vàng quay lại, dùng tay bái lễ và thỉnh tội cùng vị vương tử kia.
– Không sao. Hôm nay trăng sáng quá, ta cũng không ngủ được nên định ra đây dạo chơi, tình cờ lại nghe được một khúc tiêu dao hay như vầy. Thật không ngờ Lâm công tử ngoại trừ kiến thức y thuật thâm sâu mà cầm kỳ thi họa thứ nào cũng biết.
– Xin vương gia chớ chê cười, tại hạ tài thô học thiển nào dám sánh với lời khen của ngài. Những thứ này đều là do tại hạ đã học được từ tỷ tỷ của mình, vốn dĩ đó là một người tài sắc vẹn toàn.
– Công tử lại khiêm nhường nữa rồi….
Vương gia nhìn ánh mắt ấy mà thầm đau xót trong lòng.
“Phải chăng đã có một kẻ nào cướp mất đi nét đẹp của đôi mắt trong trẻo ấy, mà nếu thật là như vậy, thì kẻ đó thật không đáng sống.”
– Thôi, đã quá canh ba rồi. Tại hạ xin phép cáo lui để ngày mai còn có thể tiếp tục công việc của mình.
– Công tử tự nhiên.
Chờ cho đến khi Minh Ngọc đi khỏi thì Hắc Báo cũng vội tâu.
– Thưa, bị chức cũng xin được phép cáo lui. Xin vương gia cũng nghỉ ngơi sớm để bảo trọng sức khỏe.
– Ta biết rồi. Ngươi lui đi.
– Dạ.
“Chỉ còn một mình ta ở lại với ngươi, Hằng Nga này, ngươi có biết rằng đường đường là một vương gia của Nguyên triều mà lại đang khao khát lấy một nụ cười của mỹ nhân? Thiên Nguyệt hỡi, đến chừng nào ngươi mới chịu nở một nụ cười từ tận đáy lòng mình với ta?”
Trong đêm cô tịnh, ta như nghe có tiếng người khẽ thở dài ai oán.
“Ta phải làm cách nào để ngươi có thể quên đi kẻ đã từng là tri kỷ của mình? Ta phải làm sao để ngươi ngoái nhìn lại ta dù chỉ một lần?”
Nét buồn đau hiện rõ trong ánh mắt. Lúc này chỉ có trăng mới có thể hiểu rõ được trong tâm tình của những con người nơi đây.
“Bao sầu đau cũng chỉ là mộng. Nếu một mai ta có thể tỉnh được khỏi giấc mộng này thì đó cũng là một sự giải thoát tốt cho ta.”
Minh Ngọc chìm dần trong giấc mơ của riêng mình, để rồi trong mơ, hình bóng người ấy lại hiện về.
Tại đại mạc xa xôi.
– Khốn kiếp.
Hoàng đế đập mạnh tay xuống khiến cho chiếc bàn như muốn gẫy ra làm đôi trước chưởng lực của ngài. Vào lúc này đây Thiết Mộc Nhĩ trên người đang vận bộ chiến y oai mãnh, kèm với áo choàng lông hắc hồ bên ngoài càng làm cho cả người toát lên vẻ phong thần như ngọc, thần thái bất phàm.
– Thái Nhan, cho ta biết nhanh nhất là khoảng bao lâu để có thể dẹp tan bọn phản thần?
– Dạ thưa nếu nhanh nhất là khoảng ba tháng. Còn chậm thì e là mất nửa năm.
– Truyền lệnh của ta hạn định cho tất cả các binh sĩ, nội trong vòng một tháng phải dốc toàn tâm, trí, lực để dẹp tan bọn phản loạn.
– Nhưng thưa bệ hạ…..
– Lui ra ngoài, ta cần suy nghĩ kế sách tiếp theo.
– Nhưng bệ hạ…….
– Trẫm bảo ngươi lui.
Hoàng đế gầm giọng lên khiến cho kẻ bề tôi cảm thấy như cả trời đất đang lung lay trước mắt. Biết là không thể cãi lệnh vua, càng không thể chống lại quân kỷ, Thái Nhan tướng quân vội quỳ xuống vâng lệnh.
– Dạ.
– Còn các ngươi, lui ra hết.
– Dạ.
Những tỳ nữ theo hầu bên cạnh cũng vội vội vàng vàng vâng lệnh mà lui bước ra ngoài.
Lúc này còn một mình hoàng thượng ở lại trong tòa lều trại rộng lớn. Ánh mắt như ánh lên tia giận dữ nhưng thật nhanh sau đó lại trở lại nét bình thản lạnh lùng như cũ.
“Hạ Minh Ngọc, đừng để trẫm bắt được ngươi, nếu không… Trẫm thề sẽ vùi dập ngươi cho đến chết vì cái tội dám kháng lệnh trẫm mà tự ý bỏ trốn. Giỏi lắm. Đại tỷ và cả phụ thân ngươi đều đang nằm trong tay trẫm, trẫm xem ngươi có mọc cánh cũng chạy không thoát.”
– Thưa hoàng thượng.
Tên lính đưa thư tóc tai rũ rượi vội vàng quỳ xuống hành lễ.
– Hoàng thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế.
– Đứng dậy. Chẳng phải trẫm đã bảo không có chuyện gì thì không được quấy rầy trẫm à? Quân đâu…
Hoàng đế cay nghiệt trong từng câu nói.
– Thưa, có thư hỏa tốc từ kinh thành ạ.
Lúc này tên lính sợ đến sắp té xỉu xuống đất. Nhưng rồi bệ hạ đã ngó ngàng một chút đến con dấu trong tay hắn, con dấu của thị nội tổng quản, vậy có nghĩa là bức thư này được truyền đi từ hoàng cung cấm địa.
Hoàng đế giật lấy mẩu giấy và khẽ cau mày khi đọc những nét chữ ngoằn nghèo ghi trên đó. Rõ ràng đây là bức thư được viết bởi một kẻ ít được ăn học. Sau một hồi đọc và cố hiểu nghĩa thì khóe miệng của nhà vua khẽ nhếch lên.
– Người đâu.
– Hoàng thượng, xin người tha tội.
Tên lính quỳ xuống dập đầu liên tục hòng mong minh quân thứ tha lỗi lầm của mình.
– Dạ?
– Ban thưởng cho hắn, cho hắn nghỉ ngơi và cấp cho hắn một tháng quân hưởng.
– Dạ.
– Tạ ơn hoàng thượng. Tạ ơn hoàng thượng.
Tên lính không ngờ chỉ một tờ giấy cỏn con thôi mà thái độ của nhà vua lại thay đổi nhanh chóng đến thế. Nhưng hắn không dại gì tìm hiểu nội dung bên trong ấy vì hắn vẫn còn muốn giữ cái mạng hèn của mình. Hắn nhanh chóng lui ra ngoài để chờ được sắp xếp cho chỗ nghỉ ngơi.
“Yến Nhi, và cả ngươi, Thất Liên Đáp Lý, các ngươi đã đi quá xa rồi. Nếu Minh Ngọc mà có mất một sợi tóc thì dòng tộc các ngươi cũng không thể nào yên đâu. Hạ Minh Châu, cái con người nham hiểm đó. Được lắm, chờ ta về tới sẽ đích thân tra rõ mọi chuyện.”
“Nếu thật các ngươi dám làm ra những chuyện tày đình này thì ta bắt các ngươi phải chịu đau khổ gấp ngàn lần những gì mà Minh Ngọc đang phải gánh chịu.”
Từng ánh mắt của người đều ánh lên nét tàn bạo của một vương tử. Rõ ràng ở con người trí dũng song toàn này, bản tính lại không hề nhân ái một chút nào cả. Một điều chắc rằng nếu lỡ vay ở người này một thì ắt hẳn kẻ vay ấy phải trả lãi đến mười.
“Còn về ngươi, Hạ Minh Ngọc, ỷ được ta yêu mến rồi tự cho mình có quyền làm mọi thứ sau lưng ta à? Được rồi thỏ con, ngươi hãy ráng tận hưởng cuộc sống tự do không còn bao lâu của ngươi. Lần này thì ta sẽ dành cho ngươi một hình phạt thật nặng để từ đây về sau ngươi không còn dám rời bỏ chủ nhân của mình nữa.”
Nghĩ đến đây hoàng đế khẽ mỉm cười. Nụ cười này của ngài như làm xua đi cái băng giá khắc nghiệt vừa nãy.
Không hiểu có phải là do quân lệnh ban xuống, hay do sĩ khí chiến đấu của quân Nguyên đang hừng hực tựa lửa thiên trên trời, nên vó ngựa của Thiết Mộc Nhĩ đi đến đâu cỏ cây đều phải ngã rạp người đến đó. Đạo binh của hoàng đế đánh đông, dẹp bắc và tin thắng trận cứ dồn dập báo về.
Đúng một tháng sau tiết nguyên tiêu, cả lục hãn quốc đều quy phục đại Nguyên. Các đại hãn đều phải quỳ lê gối dưới chân ngựa của Thiết Mộc Nhĩ dâng kiếm hòng xin nhà vua khoan hồng.…..
Đại Nguyên toàn thắng.