Anh đang cố tìm hiểu cái cảm xúc hiện nay của mình là gì. Nửa như anh cảm nhận rằng Đông Dương lúc nào cũng ở bên cạnh mình, nửa như cảm thấy do mình đã suy nghĩ quá nhiều. Có lẽ anh đang tự nuôi một hi vọng cho mình. Một hi vọng mà ngay chính lí trí anh cho rằng như vậy là không đúng, nhưng con tim anh thì vẫn cứ nuôi hi vọng.
Anh dạo này rất thường suy nghĩ về nhiều việc, nhưng có lẽ nhiều nhất là về quá khứ. Tất cả hình ảnh của quá khứ đều phản phất hình bóng của một người. Anh thường cố ngăn những dòng suy nghĩ đó lại. Nhưng càng ngăn thì những suy nghĩ đó càng hiện ra nhiều hơn, rõ nét hơn bao giờ hết. Nhiều lúc anh cảm thấy mệt mỏi và bất lực. Vì chính mình cũng không thể nào tự giải quyết được những khuất mắt ngay trong trái tim mình. Đâu là tốt, đâu là xấu? Hiện nay anh cũng không thể lý giải hết được.
Anh chìm dần trong cơn mộng mị kéo dài. Nó giằng xé anh như một con dã thú khát máu. Nó cắn nát tan tâm hồn và cả trí óc anh. Nhiều lúc anh gần như phát điên lên vì nó. Nó thôi thúc anh phải đi hỏi cho ra lẽ. Anh cần tìm câu trả lời từ phía một người.
Phải, anh cần tự giải thoát cho mình trước khi anh phát điên lên vì chính anh, vì chính con người ích kỷ ấy của mình.
Anh nhắm mắt lại và chìm dần vào giấc ngủ.
Trong cơn mơ tối hôm đó, anh lại thấy anh đang chạy đuổi theo một bóng người. Một bóng người cao lớn không rõ chân dung nhưng anh biết rằng anh cần người đó. Anh cứ chạy, chạy mãi cho đến khi người ấy đã bỏ anh được một đoạn khá xa rồi thì anh đột nhiên quỵ ngã xuống. Có lẽ tất cả sức lực còn lại của anh đã được dùng hết rồi. Anh nằm bật ra đất. Đất cứng lắm, lởm chởm sỏi đá đâm vào da thịt anh. Chiếc áo anh đang mặc không đủ che chở cho thân thể anh. Đá cào rách áo, rách vào bên trong da thịt. Đau lắm. Nhưng anh không hề cảm nhận được một chút gì cái cảm giác đau đớn cả. Vì tim anh đã vỡ từ lâu rồi. Anh cảm nhận máu đang chảy dần trong huyết quản, trong lồng ngực, rồi từ từ tuôn trào ra ngoài. Nhưng chính trong giây phút ấy thì bóng người ấy lại đến, kề bên anh, bế anh dậy. Nằm trong lòng người ấy, anh cảm nhận được hơi thở ấm áp, cảm nhận được một luồng sinh khí mới đang chảy từ người đó vào anh. Người đó ôm anh thật khẽ như sợ anh đau. Người đó ẵm anh đi đâu? Làm gì? Anh hiện không quan tâm nữa. Anh chỉ cần biết hiện giờ người đó đang ở bên cạnh anh. Dù trời có sập xuống anh cũng không sợ hãi nữa.
Sáng hôm sau, tại phòng tranh của Tiểu Lợi.
– Á á á tức chết đi được.
– Sao vậy?
– Mặt anh sao thế? Sao lại có vết đỏ vậy?
– Em trả lời anh trước đi? Anh là người hỏi trước mà, đúng không?
– Uhm, em đang muốn giết cái thằng cha chủ phòng tranh bên kia.
– Trời! Tội lỗi quá đó. Em nên bình tĩnh để cùng tìm đối sách thì hay hơn là ngồi đây suy nghĩ một âm mưu giết người. Nhưng nếu em cần thì anh sẵn sàng kiếm dùm em con dao.
Triển Nhan mỉm cười tinh nghịch đáp
– Không cần dao. Em muốn dùng súng à.
– Uhm, xong sau đó hai anh em mình vô tù bàn tiếp chuyện kinh doanh nhé.
Triển Nhan tiếp tục giỡn
– Đến lúc này anh cũng còn tâm trạng đùa nữa sao?
– Không đùa không lẽ lúc nào cũng chau mày sao em? Không tốt đâu. Dễ stress lắm đó. Như vậy hại đến sức khỏe của cô chủ phòng tranh xinh đẹp lắm.
– Thôi không thèm cãi với anh đâu.
Cuối cùng Tiểu Lợi cũng chịu cười vì câu nói đùa của Triển Nhan. Điều này làm Triển Nhan an tâm hơn.
– Mà sao mặt anh bị một vệt đỏ thế?
– À, anh bị té thôi.
Triển Nhan biết mình đang nói dối. Nhưng có lẽ anh sẽ đi xưng tội sau vậy, chuyện đó tính sau. Nhưng lúc này anh không thể nghĩ ra cách trả lời nào khác hay hơn cách này cả.
– Anh nên cẩn thận hơn đó.
– Uhm anh biết rồi. À, anh có đăng bài quảng cáo lên mạng. Đã có một trường tiểu học đăng ký tham quan phòng tranh ngày hôm nay đó.
– Trời, tiểu học à?
– Uhm, thôi có còn hơn không em à.
– Uhm, thì đành vậy.
– Thôi để anh đi chuẩn bị chút nhé.
– Uhm.
Hai người bắt tay vào công việc. Cả hai không ai nói với ai thêm một lời nào vì họ đều đang lo cho tương lai của phòng tranh này. Nếu còn kéo dài thêm giai đoạn này chắc chỉ có nước đóng cửa.
Thật ra phòng tranh này đây là tâm huyết của ba Tiểu Lợi, một họa sĩ danh tiếng. Suốt cuộc đời ông hiến thân cho nghệ thuật. Đến cuối đời, do có một số người hâm mộ đã quyên tiền giúp ông mở một phòng tranh nhỏ để trưng bày các tác phẩm của mình. Từ đó mới có được phòng tranh này. Tất nhiên phòng tranh thuở sơ khai rất nhỏ bé và chật hẹp, ngày nay nó có thể lớn mạnh được như vậy là nhờ công của Tiểu Lợi. Thể loại tranh nếu so với trước đây cũng phong phú hơn hẳn nhằm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Ông thường không có cái khái niệm người ngoài hay người nhà. Chỉ cần biết rằng người đó có niềm đam mê về nghệ thuật như ông thì ông sẵn sàng chỉ dạy cho họ. Ngay cả chính Triển Nhan ngày xưa cũng từng là một học trò của ba Tiểu Lợi. Ông chỉ dạy Triển Nhan tận tình như chỉ dạy một người con của ông vậy.
Có rất nhiều người một lần qua đò rồi là quên ngay người chở mình sang sông. Nhưng Triển Nhan thì không như vậy. Lúc rảnh rỗi anh thường hay đến nhà đàm đạo với ông cụ về nghệ thuật và về thư pháp. Thật lòng ông cụ còn yêu mến Triển Nhan hơn cả Tiểu Lợi nữa. Mặc dù đây là đứa con gái ông dứt ruột sinh ra, nhưng nó không giống ông chút nào cả. Nó cũng lao vào làm ăn kinh doanh như bao người khác. Khẳng định nghệ thuật bằng tiền bạc là một điều ông không mong mỏi gì.
Ông cũng biết sống trong cái xã hội này nó buộc lòng phải làm như vậy thì mới kiếm tiền nuôi ông được. Nhưng ông vẫn buồn lắm. Ông cảm giác như cái tâm hồn thật sự chịu hiến thân vì nghệ thuật nay đã không còn nữa. Nhưng cho đến khi gặp Triển Nhan thì ông đã nghĩ khác. Ngay chính Tiểu Lợi cũng biết rằng ông yêu quý Triển Nhan đến mức nào. Nên có nhiều lúc Tiểu Lợi ghen thầm với Triển Nhan nữa. Nhưng cô biết rằng đối với một con người như Triển Nhan thì ghen cũng vô ích. Vì ai gặp anh mà không thương, không mến.
Cả Tiểu Lợi và Triển Nhan đều rất cố gắng gìn giữ lại tâm huyết của ông cụ. Nhưng trong thời điểm này đúng là khiến cho người ta thật sự lo sợ tất cả sẽ sụp đổ dưới chân mình.
– Tiểu Lợi nè.
– Chuyện gì anh?
– Em có nhớ cái công ty mà lần đó ngỏ ý muốn mua tranh của chúng ta với số lượng lớn nhưng với điều kiện phải chiết khấu phần trăm cho họ không?
– Có. Nhưng em không thích cái kiểu làm ăn đó. Nên em nói là để chúng ta suy nghĩ lại.
– Lúc đó thì đúng là phải suy nghĩ kĩ. Nhưng bây giờ thì
– Anh nói đúng. Đây là giải pháp kinh tế tạm thời. Để em liên lạc thử xem.
Tiểu Lợi cầm điện thoại lên và bấm số. Sau một lúc lâu đổ chuông thì cũng có người bắt máy.
“Alo, dạ chị cho em xin gặp giám đốc ạ.”
“Alo. Chào anh, em là người bên phòng tranh Saphia đây ạ. Lần đó công ty đã có nhã ý muốn mua tranh với số lượng lớn bên em đấy ạ.”
“Dạ vâng.”
“Dạ vâng.”
“Dạ cám ơn anh nhiều. Không sao đâu anh. Hẹn gặp lại ạ.”
– Sao rồi?
– Đã đặt tranh tại phòng tranh khác rồi. Do chờ câu trả lời lâu quá. Mà thật ra thì lúc đó em cũng đâu định sẽ trả lời cho hắn ta đâu.
– Uhm, đời nhiều lúc là thế đó em. Thôi kệ đi. Mình vẫn tiếp tục công việc mà đúng không em?
– Uhm, vẫn tiếp tục. Em tin là chúng ta sẽ vượt qua được. Khổ một nỗi là từ hồi ông cụ nhà em mất thì những mạnh thường quân ngày xưa luôn ủng hộ ông cũng không tìm thấy đâu nữa. Ước gì có họ bên chúng ta lúc này thì tốt quá anh nhỉ.
– Uhm, nhưng ba em sẽ không vui khi biết chúng ta làm phiền họ đâu. Vì họ đã giúp đỡ mình nhiều lắm rồi. Chuyện này chúng ta phải tự xoay sở thôi em.
– Uhm, anh giống ba thiệt đó.
Tiểu Lợi thè lưỡi trêu anh
– Không dám đâu con gái.
Sau đó hai người cùng cười. Có lẽ một nụ cười lúc này rất cần thiết vì nó đã làm cho không khí đỡ căng thẳng hơn nhiều lắm.
Phòng tranh tiếp tục duy trì được nhiều tháng sau đó. Nhưng vì lý do không có khách nên cả Triển Nhan và Tiểu Lợi đều rất mệt mỏi khi bước chân vào phòng tranh. Cái cảm giác chờ đợi và biết chắc rằng mình sẽ thất vọng càng khiến cho người ta thêm mệt mỏi.
Nói đến Triển Nhan, anh tự cho rằng có lẽ do dạo này anh đã quá bận việc phát tờ rơi quảng cáo và đăng tin trên internet nên anh không còn thời gian nhiều để buồn bã và nhớ về Đông Dương nữa. Tất nhiên trong tất cả những lý do anh tự biện minh đó cũng có lý do anh muốn trốn tránh việc phải đi gặp để hỏi thẳng người ấy. Phải, anh biết anh đang trốn tránh, nhưng chẳng thà như vậy còn hơn là lúc biết được kết quả.
Tại một quán bar
– Sao tự dưng lại lôi anh vô đây?
– Anh biết mà. Dù gì cũng không có khách. Chẳng thà đi thư giãn một chút. Uống với em nhé. Hôm nay không say không về.
– Uhm.
Anh miễn cưỡng gật đầu. Vì ít khi nào anh bước chân vô bar lắm. Mặc dù đối với anh, thật chất bar cũng là một hình thức kinh doanh bình thường như bao hình thức khác mà thôi. Anh không hề có cái suy nghĩ là những người đi bar toàn là những người hư hỏng. Nhưng do anh không thích uống bia, lại càng ghét mùi rượu, nên việc vô bar là một chuyện bất đắc dĩ lắm anh mới phải bước chân vô.
Quán bar này mở nhạc không đến nỗi ồn lắm. Cũng không đến nỗi có những cặp cứ ôm cứng lấy nhau. Tóm lại là không đến nỗi tệ. Chỉ có vấn đề nước uống là làm anh hơi mệt. Vì anh không biết nên chọn loại rượu gì là nhẹ đô nhất cả.Và khi người phục vụ hỏi anh dùng nước gì, anh buộc miệng trả lời là sữa tươi. Tất nhiên không chỉ người phục vụ ngạc nhiên đến mức phải hỏi lại. Tiểu Lợi cũng phì cười đến phun cả ngụm rượu đang uống ra ngoài.
“Thật tồi tệ!”
Nhưng may mắn Tiểu Lợi đã kêu hộ anh một ly chanh ruum. Chứ nếu không chắc lúc này anh cũng đang chết đứng như Từ Hải rồi. Tất nhiên Từ Hải chết đứng vì cái gì thì anh không nhớ rõ lắm (thông cảm, tác giả cũng không nhớ) nhưng anh biết anh đang chết cứng dần cũng vì quê bởi cái giọng cười ngọt ngào của Tiểu Lợi.
Thật anh không ngờ một cô gái như Tiểu Lợi lại có thể cười to đến nỗi những bàn bên cạnh đều phải quay mặt lại nhìn xem chuyện gì.
“Đau đớn quá! Biết vậy không thèm vô đây! T_T”
Lúc Tiểu Lợi nhịn được cười cũng là lúc cô bắt đầu uống nhiều hơn. Cô uống nhiều đến nỗi Triển Nhan có muốn ngăn lại cũng ngăn không được.
– Em đừng uống nhiều quá, không tốt đâu.
– Mặc kệ em. Hôm nay đã nói là không say không về mà. Cứ để em uống thả dàng một bữa đi. Mai cũng đâu cần phải mở cửa phòng tranh nữa đâu.
– Em nói sao?
– Người ta đòi gấp tiền thuê nhà, cùng với đám thợ đòi đình công vì suốt 3 tháng nay chưa trả lương. Em không muốn đóng cửa cũng không được nữa. Càng duy trì càng tồi tệ hơn thôi.
Nói đến đây thì cô bật khóc. Anh hiểu rằng đối với một người cứng rắn như Tiểu Lợi thì việc khóc trước mặt người khác cũng là chuyện không dễ dàng gì. Anh khẽ áp đầu cô lên vai mình và vuốt ve nhẹ nhàng như đang dỗ một đứa bé.
– Ừ anh hiểu, khóc đi cho đỡ căng thẳng. Rồi phải cố gắng lên nữa em à. Đừng tuyệt vọng.
Cô ôm lấy anh và khóc như một đứa trẻ. Lúc này anh cảm thấy mình thật bất lực vì không thể giúp gì cho Tiểu Lợi cản trong khi Tiểu Lợi thì lúc nào cũng ở bên anh, giúp đỡ anh. Tự dưng trong đầu anh nảy ra một ý nghĩ.
Tại căn hộ cao cấp
“Vậy à? Ok, các anh làm tốt lắm.”
“Được.”
Một bóng người cao lớn đang ngồi trong bóng tối. Người ấy từ từ lắc nhẹ ly vang đỏ cầm trên tay và khẽ mỉm cười. Một nụ cười thật đẹp và đáng sợ.
Tại căn hộ dành cho người có thu nhập thấp thuê.
“Có nên gọi không?”
“Dù muốn hay không cũng phải giúp Tiểu Lợi. Không thể lo nghĩ nhiều như vậy được.”
Trong lúc đầu dây bên kia đang reo thì bên đây tim Triển Nhan như muốn lọt ra ngoài. Cái cảm giác hồi hộp như sắp gặp người yêu của một cô gái mới lớn thật chẳng thích hợp chút nào với một người đã trưởng thành như anh. Nhưng thật chẳng hiểu sao hiện giờ anh lại đi có cái cảm giác đáng ghét đó nữa. Thật ấu trĩ quá đi.
“Alo”
“Alo Đông Dương hả? À, mai con có rảnh không? Chú có chút chuyện muốn nói với con.”
“Mai phải sau 9h tối. Được không? Tại bar Planty.”
“Được.”
“À, từ hôm nay đổi cách xưng hô đi nhé. Anh không phải là chú tôi cũng như tôi không phải là cháu của anh. Đừng xưng hô kiểu bà con đó. Tôi nghe không quen.”
“……………..Uhm”
Cảm giác nhói trong lòng ngực khi nghe câu nói lạnh lùng ấy từ Đông Dương. Triển Nhan im lặng đến một lúc lâu sau đó nói
“Vậy mai gặp nhé.”
“Uhm. À, dạo này trời đang lạnh lắm. Nhớ mặc thêm áo khoác bên ngoài. Đừng để bị cảm.”
“Uhm, nhớ rồi.”
“Ngủ ngon.”
“Con……à không, xin lỗi, ngủ ngon.”
Tối đó Triển Nhan không ngủ được cứ nằm lăn qua lăn lại suy nghĩ về câu nói cuối cùng của Đông Dương. Có nhiều lúc nỗi giằng xé giữa tình cảm và lí trí lại nhường cho những suy nghĩ về ngày mai. Anh đang tự hỏi ngày mai nên mặc đồ gì đến đó. Thường thì ngày xưa anh không để ý nhiều lắm cách ăn mặc của mình trước mặt Đông Dương.
Thật anh đang không biết là có phải mình bị loạn trí hay không nữa. Nhưng anh tự giải thích là ăn mặc chỉnh tề sẽ khiến cho mình tự tin hơn khi đứng trước người khác. Nhiều lúc tự biện giải cho mình cũng là một ý kiến không tồi nhỉ.
Anh bước nhanh đến chỗ nhà chờ xe buýt. Vì dạo này kinh tế không được dồi dào nên anh bỏ thói quen đi xe điện mà chuyển sang xe buýt cho rẻ hơn. Chỉ cần xe dừng lại ở chỗ ngã tư, anh đi bộ một quãng ngắn là tới nơi rồi. Không đến nỗi bất tiện lắm. Nhớ ngày xưa Đông Dương không bao giờ cho anh đi xe buýt cả.
“Nhưng bây giờ thì khác xưa rồi. Đúng là tương lai thì không ai biết nó sẽ như thế nào cả.”
– Chào.
– Chào. Ngồi đi.
– Dạ cho hỏi anh dùng gì ạ?
Người phục vụ hỏi Triển Nhan
– À cho tôi chanh ruum.
Triển Nhan quay lại trả lời. Anh cũng sợ cái vụ sữa tươi lắm rồi. Nếu kì này mà Đông Dương cũng cười giống Tiểu Lợi nữa chỉ có nước anh chui xuống đất trốn.
– Dạo này anh cũng biết uống rượu rồi nhỉ?
– À, chỉ là ruum thôi mà.
Nhìn mặt Đông Dương lúc này thấy có nét gì đó không hài lòng.
– Vô đề tài chính đi. Anh tìm tôi có chuyện gì?
– À, chú…….. xin lỗi, tôi quen miệng. Cậu có thể cho tôi hỏi một số chuyện được không?
– Được. Hỏi đi.
– Về phòng tranh mới khai trương đối diện với phòng tranh Saphia. Có phải đó là chi nhánh trực thuộc công ty Windy không?
– Đúng, phòng tranh đó được sự hỗ trợ về vốn của công ty Windy. Phòng tranh đó có vấn đề gì à?
– Không. Rất hoàn hảo.
Anh bất gặp nụ cười đắc thắng trên môi Đông Dương. Một nụ cười khá kiêu ngạo nhưng đối với anh đó là một nụ cười quen thuộc và đáng yêu của đứa cháu mình. Anh cũng cười nhưng nụ cười của anh như mang đến nắng ấm cho mùa đông lạnh giá.
– Hỏi về phòng tranh ấy có chuyện gì à?
– Có chứ. Tôi muốn hỏi tại sao lại chọn vị trí đó. Tại sao cậu không chọn vị trí ở xa chỗ đó một chút. Tại sao vậy?
– Đã lấy hết khách của phòng tranh Saphia à?
– Phải.
– Và Tiểu Lợi đã nhờ anh đến đây năn nỉ tôi sao?
Đông Dương bực mình hỏi lại
– Không. Tiểu Lợi không biết chuyện này. Tôi chỉ muốn hỏi riêng cậu vài chuyện thôi. Không liên quan gì đến Lợi Lợi cả.
– Vậy nói đi.
– Tại sao cậu lại phải làm như vậy chứ?
– Tại sao à? Vì
Đông Dương ghé sát vào tai Triển Nhan thì thầm
– Ai giúp anh thì tôi sẽ cho người đó có kết quả như vậy đấy.
– Cậu.
– Anh đang giận lắm chứ gì?
Đông Dương nhìn Triển Nhan và tiếp tục cười một nụ cười nửa miệng.
– Không. Nhưng tại sao lại phải làm như vậy? Tại sao chứ?
– Vì sao ư? Anh tự có câu trả lời mà.
– Tôi………….
Triển Nhan lúc này vừa đỏ mặt vừa cảm thấy hạnh phúc. Hạnh phúc vì biết được từ đó đến giờ Đông Dương làm tất cả mọi thứ là vì anh. Nhưng bất chợt lí trí lên tiếng ngăn cản.
“Không được. Không được để mình sai dẫn đến cậu ấy cũng sai theo mình. Không thể có chuyện này được.”
– Cậu tha cho phòng tranh đó được không? Tôi sẽ không làm việc tại đó nữa đâu.
– Không được.
– Nhưng thật sự phòng tranh ấy quan trọng với Tiểu Lợi lắm. Tôi xin cậu. Làm ơn đừng ngăn cản việc buôn bán của Tiểu Lợi nữa. Tôi biết những công ty khác không đặt hàng nữa cũng là vì họ sợ cậu.
– Không giúp gì được cả. Phòng tranh bên tôi cũng cần kiếm tiền mà. Anh biết rồi đó.
– Tôi năn nỉ mà. Tôi tin là cậu có cách của mình. Cứ coi như giúp tôi cũng được, giúp Tiểu Lợi cũng được.
– Tôi đã nói không giúp được nên anh có năn nỉ cũng vô ích thôi.
– Cậu.
Triển Nhan bực tức đứng bật dậy và bỏ chạy ra ngoài. Nhưng lúc anh vừa bước ra cửa thì điện thoại lại có tin nhắn. Anh đoán đó là của Tiểu Lợi nên vội mở ra coi. Nhưng không, của Đông Dương. Khi đọc xong tin nhắn xong anh đỏ mặt và quay vô trong. Bước đến bàn chỗ Đông Dương đang ngồi, anh nói
– Tôi đồng ý.
– Tốt. Vậy về nhà với tôi tối nay.
Nội dung tin nhắn của Triển Nhan
“Muon toi chap nhan giup do thi toi cung phai co loi ich cua minh. Neu nhu anh dong y tat ca dieu kien toi dua ra thi toi se suy nghi van de anh noi.”