Anh dần quen với một cuộc sống không có Đông Dương. Chỗ làm mới khá là tiện nghi và phù hợp với sở thích của chính anh. Ngoài giờ làm việc ra anh còn được xem miễn phí các bức họa của các họa sĩ khác. Điều này càng làm anh thích công việc mới của mình hơn. Ban ngày, khi anh tiếp xúc với Tiểu Lợi, với khách hàng của mình, anh như trở thành một người vui vẻ hoạt bát như xưa. Nhưng khi đêm xuống, ngồi một mình, anh lại nhớ về Đông Dương. Nhớ gay gắt. Anh lại còn hay suy nghĩ lung tung chủ yếu về những chuyện của quá khứ.
Nếu có người nào nói chia tay không đau khổ thì người đó đang nói dối. Nhưng dù sao đi nữa thì con đường này cũng là con đường mà anh đã chọn và anh sẽ không hối hận. Vì anh biết những chuyện tình đẹp chỉ có thể tồn tại trên tiểu thuyết hay trên phim mà thôi. Anh biết cái xã hội này sẽ không tha thứ cho anh. Và ngay cả chính anh, anh cũng sẽ không tha thứ cho mình.
Anh mở điện thoại ra, bấm đến danh bạ. Anh nhìn thật lâu vào một chỗ rồi sau đó anh thoát lại ra ngoài. À, dạo này anh hay có thói quen đó. Anh hay tự mình mở danh bạ ra xem, không một mục đích gì cả. Hay tự anh mở tin nhắn ra, sau đó viết những dòng gì đó, thật dài. Nhưng rồi anh cũng xóa nó đi. Từng chữ, từng chữ một. Anh cũng không biết đây có phải là dấu hiệu của bệnh loạn trí không nữa. Ví dụ như làm một việc không mục đích vậy. Mình làm theo quán tính, não bộ không ra lệnh nhưng tay chân thì vẫn cứ làm theo ý riêng của nó.
À, nói đến chuyện tắm giặt cũng là một vấn đề. Vì trong phòng chỉ có nhà vệ sinh nhưng lại không có vòi sen để tắm. Thật đau khổ khi một người sạch sẽ như anh mà phải tập ở dơ. Đó là một trong những thứ làm anh khó chịu nhất. Còn về khoảng tắm thì ngoài chuyện bất tiện ra còn có thêm vấn đề bị dòm ngó nữa. Không biết có phải anh đa nghi hay tại sao thì anh không biết. Nhưng mỗi khi anh vô phòng tắm công cộng là y như rằng có thêm một toán thanh niên vô chung với anh. Không hẳn là dòm ngó. Dường như họ không dòm ngó gì anh cả. Nhưng sao trong phòng tắm khi có anh thì chỉ có bọn họ mà thôi. À, nói bọn họ thì hơi quá. Chỉ có 3 người. Họ thường không ngăm chung bồn tắm với anh mà chỉ ngồi bên ngoài. Họ ngồi chờ cho đến khi anh bước ra ngoài rồi thì họ mới vô. Anh cũng thấy lạ, vì không lẽ họ sợ anh bị bệnh truyền nhiễm gì đó mà không dám ngăm chung với anh. Nhưng đến một ngày khi anh đi hơi sớm một chút, thì anh lại nghe mẩu đối thoại này.
– Ông chủ dạo này làm ăn khá quá nhỉ?
– Không dám, nhờ có mấy cậu chiếu cố.
– Uhm, ông cứ nhớ là đến giờ cậu trai trẻ bên dãy nhà kia vô tắm là ông không cho ai vào cả. Ngoại trừ chúng tôi. Chỉ vậy là được rồi.
– Vâng, tôi nhớ.
– Và nhớ đừng kể cho ai nghe bất cứ chuyện gì. Và cũng đừng thắc mắc là vì sao.
– Vâng vâng.
Anh lén ngó vào thì thấy đúng là ba thanh niên ấy. Anh sợ quá và bỏ chạy. Trong đầu anh lúc đó không chỉ sợ thôi mà còn suy nghĩ lung tung nữa. Sau đây là những dòng suy nghĩ của anh.
“Bọn chúng định giết người cướp của sao?” Lâp luận đầu tiên này bị bác bỏ ngay từ giây phút ban đầu khi nó mới hình thành. Vì sao? Vì khi đi tắm ai lại mang theo tiền bạc gì đâu để giết và cướp.
“Không lẽ bọn chúng định làm bận?”Cũng không đúng. Vì bọn chúng không hề nhìn mình, cũng không hề lại gần mình, lại càng không ngăm chung hồ tắm với mình. Không thể có chuyện lợi dụng hay làm gì ở đây được.
“Hay là bọn chúng định quay hình?”Bậy bạ hết sức. Quay mình xong chúng làm gì với cái mấy cái đó. Tung lên mạng chỉ có ma nó coi. (E hèm, dạo này dân ghiền SA và YA nhiều lắm đó kưng. Có tung lên trước sau gì cũng có người down về à. Ê nói cái gì đó? Muốn chết phải không? Dạ dạ em quay lại công việc của mình liền. Em xin lỗi ạ ^_^)
“Túm lại mình không thể đến chỗ này tắm nữa.”
Sau cái câu kết luận đó Triển Nhan cho là mình cực kì sáng suốt. Nhưng sau đó được ba ngày thì.
“Nóng quá! Nóng đến chết mất. Không lẽ chạy qua nhà Lợi Lợi tắm sao? Không được. Đàn ông con trai ai lại đi làm chuyện đó. Hay là đi chỗ khác tắm? Trong thành phố này làm gì còn nhà tắm công cộng khác ngoài cái này nữa đâu. Còn nhà của mấy thằng bạn thời đại học thì thằng không phải là có gia đình thì cũng là ở quá xa. Còn hồ bơi thì tiền tắm thôi lại quá mắc. Không xứng đáng chút nào. Hiện giờ mình đâu có khả năng mà chi xài cái kiểu đó.”
Câu kết luận sau cùng của Triển Nhan là “Kệ nó, chết thì phải chết cho sạch. Còn hơn vì dơ quá mà chết. Cứ đi tắm trái giờ bọn họ. Hay cứ mặc kệ bọn họ đi. Vậy là xong.”
Triển Nhan xách đồ chạy qua bên kia đường với một niềm tin sắt đá là:”Không sao đâu! Không sao! Chắc chắn không sao!”
Triển Nhan như mọi khi vào phòng thay đồ và tắm sơ bằng nước lạnh trước. Sau đó chạy ra ngoài và thấy lại ba thanh niên đó. Như chờ sẵn ở đây. Họ nhìn thấy Triển Nhan thì vội quay mặt đi chỗ khác. Họ đứng cách Triển Nhan một đoạn khá xa. Họ không dám ngước lên nhìn Triển Nhan lấy một lần.
Dù đã cảm thấy khá an toàn. Nhưng cảm giác hơi kì lạ vẫn bao trùm lấy anh. Anh tắm thật lẹ. Sau đó đi ra ngoài và làm như không có chuyện gì xảy ra cả. Anh nhận thấy một điều là họ không gây hại cho anh. Nhưng tại sao họ lại làm như vậy thì anh không hiểu. Chắc chắn lần sau có dịp anh sẽ hỏi họ.
Trở về nhà. Vẫn cái nỗi buồn muôn thủơ xâm chiếm. Cảm giác trống rỗng trong tâm hồn. “Thật khó chịu quá.” Đôi lúc anh muốn hét lên thật to cho vơi đi nỗi khó chịu trong lòng. Nhưng anh lúc nào cũng không cho phép mình hành động như vậy. Hình như con người càng dùng lý trí nhiều thì lại càng đau khổ. Tại sao không xuông theo lý lẽ của con tim mình?
Anh nhấc điện thoại lên và quyết định sẽ gọi cho Đông Dương. Anh phải hỏi thăm nó, dù gì thì anh cũng là chú nó mà. Anh tự biện hộ cho hành động của mình.
“Alo”
Bên kia điện thoại rất ồn, có tiếng nhạc, tiếng nói chuyện của phụ nữ lẫn trong tiếng trả lời khó chịu.
“Chú đây. Con khỏe không?”
“Sao tự dưng lại gọi vào giờ này? Nhớ nhà sao? Hay”
Nghe giọng bên kia như đang giễu cợt, anh tức mình trả lời
“Thôi nghe giọng con như vậy chắc hẳn là con rất khỏe. Vậy nhé. Ngày nào rảnh hai chú cháu mình gặp nhau. Không phiền con nữa.”
Đầu dây bên kia anh lại tiếp tục nghe một giọng phụ nữ cười lớn khiến anh càng thêm khó chịu. Anh giữ điện thoại lâu không tắt chờ người kia tắt trước. Nhưng hình như người kia cũng giống anh, cũng để điện thoại như vậy. Anh nghe được tiếng thở của người đang áp sát điện thoại vô tai. Nhưng mặc nhiên người đó cũng không nói thêm gì cả. Anh chỉ khẽ thở dài, sau đó anh tắt máy.
Anh là người chủ động ra đi mà thì tại sao anh lại buồn chứ, đúng không?
Và anh chìm dần vào giấc ngủ. Trong cơn mơ anh gặp lại người ấy. Anh thấy lại cảnh tượng hôm tai nạn làm người ấy bị thương. Anh thấy được cảnh bệnh viện, cảnh bác sĩ chạy tất bật. Nhưng trong cơn mơ của anh, người ấy chết thật chứ không chỉ giả vờ để hù dọa anh.
Người ấy chết. Chỉ bao nhiêu hình ảnh đó thôi đã khiến cho tim anh ngừng đập trong cơn mê. Anh khóc như một đứa trẻ. Sau cơn mộng mị, anh bừng tỉnh giấc cũng là lúc cơ thể anh rã rời. Người anh như không còn hơi sức nữa. Anh chỉ kịp nhớ là phải gọi điện thoại ngay để được nghe giọng của người đó, để chắc chắn rằng điều anh thấy trong giấc mơ chỉ là giả thôi, không thể nào xảy ra được.
Và anh đã toại nguyện khi được nghe giọng trả lời còn ngáy ngủ của người đó. Chắc có lẽ tối qua thức khuya lắm nên giờ người đó vẫn còn đang ngủ. Cú điện thoại của anh đã giúp người đó đi làm đúng giờ. Anh cười thầm và tự cho là mình ngốc. Sau đó anh vội cúp máy để người đó không hiểu lầm là anh gọi vì mục đích gì khác.
Tại phòng trưng bày tranh nghệ thuật
– Chào Tiểu Lợi.
– Chào anh.
– Em đang tính toán gì mà lại nhăn nhó mặt mày lúc sáng sớm vậy?
– Anh coi đi. Lượng khách hàng giảm quá nửa luôn. Dạo này chỉ còn toàn những khách hàng nhỏ vào mua tranh. Mà thứ tranh họ mua không thể giúp chúng ta chống chọi được với giá tiền thuê nhà cao ngất này được. Chưa kể còn tiền công cho nhân viên nữa.
– Sao lạ vậy? Tuần rồi vẫn còn nhiều khách lắm mà.
– Phải, nhưng họ chỉ chủ yếu vô đây coi. Ngay cả em cũng không hiểu tại sao lại có chuyện này xảy ra nữa. Ngày xưa đâu có vậy.
– Uhm, thôi hôm nay mình thử đưa quảng cáo lên mạng để thử coi tình hình có thay đổi không? Còn em hãy thử gọi cho những đối tác chiến lược của chúng ta coi sao. Như những nhà hàng, khách sạn, những công ty kiến trúc, thiết kế để xem thử. Thường chính những công ty thiết kế chính là người đối tác lớn nhất và là người mua tranh nhiều nhất đó.
– Vâng em biết rồi. Em sẽ thử.
Nguyên ngày hôm đó cả Triển Nhan lẫn Lợi Lợi đều tất bật điện thoại hỏi thăm các đối tác. Nhưng tất cả đều chỉ trả lời một cách khách sáo là do dạo này kinh tế không khá nên không có nhu cầu sử dụng tranh ảnh để trang trí nhiều.
– Còn ai mình chưa liên lạc không anh?
– Tất cả đều đã liên lạc hết rồi. À, chỉ còn thiếu một nơi.
– Đâu vậy anh?
– Công ty Windy.
Như hiểu được lý do tại sao Triển Nhan không liên lạc với công ty ấy. Tiểu Lợi bèn nhấc điện thoại và bấm số của công ty Windy. Với hi vọng là chỗ làm ăn quen biết lâu năm công ty ấy sẽ đặt một số tranh ảnh để trang trí cho tòa cao ốc mới sắp khánh thành. Thật ra thì trong tất cả các đối tác của phòng tranh, công ty Windy là đối tác lớn nhất và quan trọng nhất. Nhưng do một số yếu tố khá tế nhị nên Triển Nhan buộc lòng không gọi điện.
“Alo dạ cho tôi hỏi có phải công ty Windy không ạ?”
“Dạ vâng.”
“Dạ.”
“Dạ.”
Tiểu Lợi thở dài buông điện thoại xuống. Triển Nhan thấy lạ nên hỏi
– Sao em vâng dạ suốt thế?
– Em mới vừa gọi tới thì cô thư ký văn phòng biết ngay là em và cô ta bảo “Hiện giờ tổng giám đốc đang đi công tác nước ngoài nên không có ý kiến của ông ấy chúng em không dám tự ý liên hệ với chỗ chị.” Và cô ta rất lấy làm tiếc. Chừng nào giám đốc về cô ta sẽ xin ý kiến và liên lạc lại với chúng ta ngay.
– …………………….
– Một kế hoãn binh hay quá anh nhỉ?
– ……………………
– Nhưng chắc không sao đâu anh. Em nghĩ rồi vài tuần sau mọi chuyện sẽ khá hơn thôi.
– Uhm. Anh cũng nghĩ như vậy.
Rất tiếc cho Triển Nhan và cả cho Tiểu Lợi. Vài tuần sau mọi thứ còn đáng sợ hơn nữa. Ngoại trừ việc khách hàng lớn không chịu liên lạc, khách hàng nhỏ dần có nguy cơ đi hết. Số là ở gần đó tự dưng khánh thành một phòng tranh mới. Mà phòng tranh này do có nguồn vốn tài trợ của một công ty lớn nên mặt bằng rất đẹp và rộng. Chưa kể là họ bán tranh gần như phá giá thị trường. Dường như họ đang muốn câu khách hàng ngay trong giai đoạn đầu tiên. Chiêu thức này khá cũ nhưng lúc nào cũng thật công hiệu đối với khách hàng. Nó dần câu hết tất cả khách đến xem cũng như khách mua tranh tại phòng tranh Tiểu Lợi.
– Thật tức chết đi được!
– Bình tĩnh đi. Em uống nước nè.
Triển Nhan đưa một ly nước cam anh mới pha về phía Tiểu Lợi.
– Cám ơn anh. Em đang suy nghĩ công ty nào mà lại đi đầu tư cạnh tranh với chúng ta như vậy? Em đang muốn biết họ có gì hay hơn chúng ta mà khách hàng dần qua bên họ hết như vậy.
– Nếu muốn biết thì chiều nay anh với em qua bên ấy sớm coi thử.
– Uhm, dù gì bây giờ có mở cửa cũng không có khách hàng. Thôi thì đóng cửa sớm nghỉ ngơi cho khỏe.
– Uhm.
Sau khi đi rảo một vòng quanh phòng tranh của đối thủ. Cả Triển Nhan lẫn tiểu Lợi đều phải khâm phục nguồn vốn bỏ ra đầu tư của công ty này. Họ xây hẳn cả một cái ao nhỏ bên trong phòng triển lãm. Bề ngoài phòng triển lãm rất hiện đại. Nhưng khi bước chân sâu vào bên trong, người ta như hòa nhập hẳn với thiên nhiên cây cỏ. Bên trong xây dựng như một khu vườn nghệ thuật. Phần cỏ cây và chim chóc được nuôi riêng trong một lồng kính. Khách tham quan có thể tha hồ vừa ngắm tranh vừa ngắm nhìn một khuôn viên thu nhỏ với đầu đủ thảm thực vật và động vật. Cách xây dựng bậc thầy kèm với cách bày trí làm cho phòng tranh không cần dùng điều hòa nhiệt độ cũng có thể có được luồn gió mát tự nhiên mà thiên nhiên mang lại giữa lòng thành phố lớn.
Ngoài ra, họ còn bày thêm chiêu thức khuyến mãi dành cho khách tham quan. Khiến cho người người đều thích đến đây vì vừa có quà, vừa được ngắm tranh lại vừa được thư giãn. Đến lúc bước ra ngoài cổng thì Triển Nhan thấy một logo, Triển Nhan quay mặt đi khi nhận ra logo đó. Trên mặt Triển Nhan dường như xuất hiện một vệt hồng nhỏ khi nhớ lại một số chuyện trước đây.
– Logo công ty mình cũ quá rồi. Hay là mình thay mẫu mã mới đi. Dù gì nó cũng sắp đón chào một tân chủ tịch rồi mà.
– Uhm.
Đông Dương ngước lên nhìn và mỉm cười. Một nụ cười thật đẹp và ấm áp.
Triển Nhan vui vẻ tiến đến gần chiếc máy vi tính quen thuộc. Một lúc lâu sau đó Triển Nhan kêu Đông Dương đến gần và chỉ vào màn hình vi tính.
– Con thấy sao?
– Đẹp đó. Nhưng tại sao lại là hình cánh chim?
– Vì công ty mình là Windy mà. Dùng hình chiếc cánh cách điệu lên vừa mang ý nghĩa là đem đến một luồng gió mới cho mọi người, vừa mang ý nghĩa mang lại may mắn nữa. À, con có để ý bên trong không?
– Có, là chữ D cách điệu.
– Uhm, là tên con đó. Vì đây là công ty của con mà. Con ráng làm cho nó ngày càng lớn mạnh để không phụ lòng ba con nhé.
– Vậy thì còn thiếu đó.
– Hả?
Đông Dương cuối xuống và kéo ghế ngồi gần Triển Nhan. Anh bắt đầu vẽ cái gì đó. Một lúc lâu sau anh quay lại hỏi Triển Nhan.
– Thấy gì lạ hơn không?
– Uhm, đẹp hơn đó.
– Còn gì nữa không?
– Uhm, con phối hợp màu sắc hài hòa hơn. Logo nhìn có uy hơn cái của chú làm mới nãy.
– Còn phía bên trong. Phần thân cánh.
– À, có thêm một cái gì nữa. Nhưng khó thấy quá chừng.
– Là chữ T cách điệu theo kiểu mới đó.
– Chữ T? Nhìn đâu có giống.
– Bây giờ chữ viết thường được cách điệu thành nhiều dạng, khác với ngày xưa lắm rồi. Nhìn như một hoa văn nhưng lại là một chữ viết có ý nghĩa. Còn đây là chữ D nè.
– Uhm, thấy rồi. Mà con để chữ T vô thêm làm gì?
– Vì công ty này cũng có phần của một người. Mà người ấy có tên bắt đầu bằng chữ T.
– Ai mà chú không biết vậy?
Lúc này thật sự Đông Dương nhìn Triển Nhan với ánh mắt bao hàm ý nghĩa “Người này ngốc thiệt chứ không phải chỉ vì người đó nghĩ rằng mình ngốc đâu.”
Và với ánh mắt đó thì Triển Nhan phần nào hiểu ra được. Nhưng Triển Nhan không nói gì cả. Chỉ mỉm cười và thầm cảm ơn Đông Dương vì đã nhớ đến mình. Nhưng Triển Nhan hiểu rõ rằng dù muốn hay không gì thì công ty này cũng là của họ Quý chứ không phải của họ Triển. Dù muốn hay không thì anh không thể mảy may có ý nghĩ gì về những thứ không thuộc về mình. Rồi một ngày nào đó, anh vẫn phải ra đi sau khi đã hoàn tất sứ mạng của mình.
Hôm nay, lại một lần nữa anh gặp lại cái logo này. Cái logo cho biết tên công ty đứng đằng sau phòng tranh đối thủ. “Nhưng tại sao vậy? Tại sao Đông Dương phải làm như vậy?”
Và người đi chung với anh, Tiểu Lợi, do mãi mê suy nghĩ về cách đối phó nên không để tâm đến cái logo. Tiểu Lợi và anh. Hai con người cùng bước đi trên một con đường nhưng cả hai đang thả hồn mình vào những suy nghĩ khác nhau. Và họ cũng đang cố tìm một lối thoát nào đó cho chính bản thân mình.
híc, Đông Dương cao tay quá đi mất!!!!